Răng - Hàm - Mặt bác sĩ Cường
Tại sao nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng?

Người đăng: admin
Ngày đăng: 3/18/2011

Lượt xem: 2334



Cách dùng chỉ tơ nha khoa

Ảnh: Jupiterimages.

Bạn có thể e ngại khi thấy chảy máu trong những lần đầu làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa. Đó là hiện tượng bình thường, sẽ biến mất theo thời gian.

Cách dùng tăm để loại bỏ thức ăn giắt trong kẽ răng như hiện nay rất dễ làm tổn thương lợi, dẫn đến viêm nhiễm, và tạo ra lỗ hổng ngày càng lớn giữa các răng. Do đó các nha sĩ khuyên nên thay thế bằng chỉ tơ nha khoa. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng, Trưởng khoa Nha chu, Viện Răng hàm mặt Hà Nội, dụng cụ này còn giúp làm sạch mảng bám ở kẽ và mặt bên (vùng tiếp giáp giữa hai răng).

Các bước sử dụng:

- Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45 cm, cuộn hai đầu chỉ vào các ngón giữa rồi căng ra (một bên quấn nhiều vòng để nới ra khi chuyển sang đoạn chỉ sạch, lúc đó đồng thời cuộn thêm một vòng ở ngón tay bên kia). Đoạn chỉ ở giữa sẽ dài khoảng 7-10 cm.

Ảnh: Dentalplansstore.

- Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ lọt vào kẽ răng, rồi uốn nó ôm quanh răng, đưa lên xuống 3 lần bên trái, rồi 3 lần bên phải. Khi làm sạch răng khác, nên dùng phần chỉ mới.

- Thực hiện với cả những chiếc răng ở sâu bên trong (nơi dễ bị bàn chải bỏ qua), tuy khó hơn nhưng sẽ quen dần.

- Lấy sợi chỉ ra từ từ theo hướng kéo từ trên xuống sau khi dùng xong để khỏi làm tổn thương lợi.

Tiến sĩ Thắng lưu ý, nếu lợi yếu, hiện tượng chảy máu có thể xảy ra trong những lần đầu dùng chỉ nha khoa, hoặc khi lợi bị viêm. Điều này không đáng ngại. Nếu lợi bạn khỏe mạnh, hiện tượng chảy máu sẽ giảm và hết dần.

Nên làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa sau khi ăn, trước lúc đánh răng. Khi chưa quen, bạn có thể dùng mỗi ngày một lần vào buổi tối. Khi đã quen, bạn có thể mang theo trong túi xách hoặc ngăn kéo ở công sở để sử dụng sau bữa trưa trước gương toilet. 

Hải Hà

Theo vnexpress




         

Nếu có thắc mắc về các vấn đề RHM, hãy liên hệ với nhakhoacuong.com


Các tin liên quan
Implant là gì?
Giải pháp giúp bệnh nhân cười hở lợi tự tin hơn
"Sát thủ" của răng miệng
Cách dùng chỉ nha khoa
Có nên thường xuyên lấy vôi răng ( cao răng ) ?
Bệnh nha chu
 

Tìm kiếm

Tìm theo

Tin nổi bật

Địa chỉ liên hệ

Khách hàng


  • Nguyễn Thành Chung

    Có nên vệ sinh lưỡi?

    Đọc tiếp


  • Vũ Thị Hải

    Có nên tẩy trắng răng hay ko?

    Đọc tiếp

Quảng cáo

Thống kê

free hit counter