Răng - Hàm - Mặt bác sĩ Cường
Bệnh Nha Chu



 

Bệnh nha chu

                                                                                                                                                                   
Bệnh nướu (bệnh nha chu) là gì?   
  • Bệnh nướu hoặc bệnh nha chu, là sự viêm nhiễm mãn tính của nướu và mô quanh răng, bệnh nha chu là nguyên nhân chủ yếu của 70% truờng hợp mất răng ở người trưởng thành.

Nguyên nhân gây ra bệnh nướu?

  • Mảng bám vi khuẩn đó là lớp mỏng không màu, dính được hình thành thường xuyên trên răng là nguyên nhân khởi phát của bệnh nướu. Nếu mảng bám không được lấy đi mỗi ngày bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa nó sẽ cứng lại thành một chất thô, xốp được gọi là đá răng hay vôi răng. Độc tố được sản xuất và tiết ra từ các vi khuẩn trong mảng bám sẽ kích thích nướu, độc tố này gây ra sự thoái hóa mô sợi làm nướu không còn ôm sát răng từ đó tạo các túi nha chu chứa đầy các vi khuẩn và độc tố. Khi bệnh tiến triển, túi sẽ kéo dài sâu hơn và vi khuẩn sẽ xâm nhập xuống đến xương gây hủy hoại vùng xương nâng đỡ răng. Cuối cùng răng sẽ rụng hoặc cần phải nhổ.

Những yếu tố khác gây bệnh nướu?

  • Di truyền cũng là một yếu tố. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng có thể làm suy giảm khả năng chống viêm nhiễm của cơ thể. Hút thuốc, thói quen nhai thuốc, stress cũng có thể ảnh hưởng lên khả năng bệnh tật của cơ thể. Những bệnh liên hệ đến hệ miễn dịch của cơ thể như bệnh bạch cầu, Aids có thể làm mô nướu tệ hơn. Ở những bệnh nhân tiểu đường thì cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bệnh nướu sẽ trầm trọng hơn và khó điều trị hơn.

Những dấu hiệu báo trước?

  • Nướu sưng phồng, đỏ, không săn chắc khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, mô nướu phập phều, lỏng lẻo hoặc tách rời khỏi răng, mủ giữa răng và nướu, gây hơi thở hôi làm thay đổi khớp cắn đột ngột khi cắn lại.

Điều trị bệnh nha chu liên quan đến những gì?

  • Những giai đoạn sớm, điều trị phổ biến nhất là cạo vôi răng và cạo láng gốc răng để lấy mảng bám và vôi quanh răng làm sạch và sáng các bề mặt chân răng. Thuốc kháng sinh được dùng để bổ sung hiệu quả của cạo vôi và cạo láng gốc răng. Các trường hợp nặng khác có thể cần phải phẫu thuật bao gồm cắt nướu và lấy đi mảng bám cứng, xây dựng và tạo lại đường viền xương bị phá hủy. Biện pháp này cũng được phát họa để làm nhẵn mặt gốc răng và tái định vị lại mô nướu vì vậy sẽ dễ dàng giữ sạch hơn.

Ngăn ngừa bệnh nướu như thế nào?

  • Lấy đi mảng bám thông qua chải răng, xỉa răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày và lấy vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ cho bạn.

Có phải việc vệ sinh là quan trọng?

Tuân thủ chế độ vệ sinh răng miệng thường xuyên là yếu tố quyết định cho những ai muốn duy trì các kết quả điều trị và ngăn ngừa bệnh nha chu. Bệnh nhân nên đến phòng nha mỗi 6 tháng (hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào điều kiện của bệnh nhân) để lấy vôi răng và cạo láng gốc răng lẫn khám tổng quát.



 

         

Bệnh sâu răng

Viêm nha chu - chớ coi thường!

Những tổn thương của tật nghiến răng

Viêm tủy răng

Răng mọc trong xoang?

Răng khôn mọc "dại" (Răng mọc không đúng vị trí)

Chứng viêm tủy răng

Sâu răng và cách điều trị

Bệnh răng miệng ở trẻ em và những vấn đề liên quan

Bệnh phanh môi bám thấp

Răng lệch lạc, chữa thế nào?

Tìm kiếm

Tìm theo

Tin nổi bật

Địa chỉ liên hệ

Khách hàng


  • Nguyễn Thành Chung

    Có nên vệ sinh lưỡi?

    Đọc tiếp


  • Vũ Thị Hải

    Có nên tẩy trắng răng hay ko?

    Đọc tiếp

Quảng cáo

Thống kê

free hit counter