Răng - Hàm - Mặt bác sĩ Cường
Bệnh sâu răng



Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ, gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp.

Nguyên nhân bệnh sâu răng

 Khám răng cho bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa Cao Bằng. Ảnh: M. Hoàng

Có 3 nguyên nhân quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian. Vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn (đặc quánh hay lỏng, loãng). Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng. Vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn và đồ uống để tạo và phát triển các mảng bám răng. Đồng thời chúng tiêu hoá đường để tạo a-xit, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, làm thành lỗ sâu. Các đối tượng có nguy cơ bị bị sâu răng sớm bao gồm trẻ thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, có cha mẹ hoặc các anh chị em ruột bị sâu răng, trẻ có dị dạng ở răng...

Dấu hiệu của bệnh

Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Do đó mọi người thường không nhận thấy. Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cường độ nhẹ. Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn. Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn. Viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng lan các vùng khác của mặt.

Điều trị và phòng ngừa sâu răng

Cách điều trị sâu răng phổ biến nhất là hàn răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Trong một số trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn được thì phải nhổ.

Để phòng bệnh, mọi người cần phải đánh răng ngay sau khi ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt là đánh răng trước khi đi ngủ. Đánh răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch toàn bộ các răng dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải quay 45o về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Bạn nên dùng kem đánh răng có fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ với vi khuẩn và axít tốt hơn. Đối với các kẽ răng có giắt thức ăn mà bàn chải không chải hết được có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng:

Cách sử dụng như sau: Bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo ngang 1cm, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng. Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

Bác sĩ Vũ Hà



 

         

Viêm nha chu - chớ coi thường!

Những tổn thương của tật nghiến răng

Viêm tủy răng

Răng mọc trong xoang?

Răng khôn mọc "dại" (Răng mọc không đúng vị trí)

Chứng viêm tủy răng

Sâu răng và cách điều trị

Bệnh răng miệng ở trẻ em và những vấn đề liên quan

Bệnh phanh môi bám thấp

Bệnh Nha Chu

Răng lệch lạc, chữa thế nào?

Tìm kiếm

Tìm theo

Tin nổi bật

Địa chỉ liên hệ

Khách hàng


  • Nguyễn Thành Chung

    Có nên vệ sinh lưỡi?

    Đọc tiếp


  • Vũ Thị Hải

    Có nên tẩy trắng răng hay ko?

    Đọc tiếp

Quảng cáo

Thống kê

free hit counter