Răng - Hàm - Mặt bác sĩ Cường
Những tổn thương của tật nghiến răng



Nghiến răng là hiện tượng thường xuyên nghiến chặt hàm răng, có thể phát ra tiếng ken két. Nguyên nhân gây nghiến răng do khớp cắn (giữa răng hàm trên và hàm dưới) bị lệch; Lo âu, căng thẳng hay bị stress; Kích động hay xúc cảm quá mức; Do tác dụng phụ của một số thuốc thần kinh như thuốc chống trầm cảm... Thường người bệnh không biết mình có tật nghiến răng vì thường xảy ra lúc ngủ. Bệnh nhân được phát hiện khi đi khám vì hậu quả của nghiến răng gây ra là mòn răng. Tật nghiến răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Tác hại của tật nghiến răng

Do lực sử dụng trong động tác này lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm răng bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm người bệnh trông già hơn.

Nghiến răng nhiều có thể làm các cơ hàm bị co thắt, người bệnh bị mỏi, đau các cơ hàm. Do các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại cơ cắn ở cả hai bên, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, đồng thời tác động lên khớp gây ra những tổn thương cấu trúc khớp như rối loạn khớp thái dương - hàm. Tùy mức độ tổn thương khớp mà bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau: đau khớp hàm, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai, rối loạn vận động há miệng lệch, há miệng khó...

Với trẻ em, nếu khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ không kéo dài nhưng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng.  Răng sẽ bị mòn làm cho những thức ăn có axit và đường bám vào răng nhiều hơn và dễ gây sâu răng.

Nên đến bác sĩ nha khoa để điều trị tật nghiến răng.

Điều trị tật nghiến răng thế nào?

Điều trị tật nghiến  răng nhằm ngăn ngừa tổn thương vùng răng miệng và giảm đau các cơ nhai và cơ vùng mặt. Tùy theo nguyên nhân nghiến răng có phác đồ điều trị thích hợp:

Nếu bị stress: Điều trị chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp và thư giãn (thể dục, thiền tâm...). Có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để tạm thời giảm co thắt cơ hàm. Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

Do cắn khớp cần đến khám bác sĩ răng hàm mặt, có thể sẽ phải làm chỉnh hình răng để có khớp cắn tốt hơn, hoặc bác sĩ sẽ có những dụng cụ giúp bảo vệ răng tránh tổn thương trong trường hợp nghiến răng quá nặng. Hiện nay, dụng cụ giúp hạn chế tật nghiến răng là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm.

Nghiến răng do những tác dụng phụ của thuốc: Cần ngưng ngay thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác để giảm tác dụng phụ này  tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Ở trẻ em thường liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ: răng phát triển không đều, mọc răng... Hầu hết trẻ bị tật nghiến răng ở độ 3-10 tuổi, khoảng 13 tuổi phần lớn trẻ tự hết tật nghiến răng.  

BS. Huy Thái

Theo suckhoedoisong.vn



 

         

Bệnh sâu răng

Viêm nha chu - chớ coi thường!

Viêm tủy răng

Răng mọc trong xoang?

Răng khôn mọc "dại" (Răng mọc không đúng vị trí)

Chứng viêm tủy răng

Sâu răng và cách điều trị

Bệnh răng miệng ở trẻ em và những vấn đề liên quan

Bệnh phanh môi bám thấp

Bệnh Nha Chu

Răng lệch lạc, chữa thế nào?

Tìm kiếm

Tìm theo

Tin nổi bật

Địa chỉ liên hệ

Khách hàng


  • Nguyễn Thành Chung

    Có nên vệ sinh lưỡi?

    Đọc tiếp


  • Vũ Thị Hải

    Có nên tẩy trắng răng hay ko?

    Đọc tiếp

Quảng cáo

Thống kê

free hit counter